việc làm cho sinh viên CNTT

Không thiếu việc làm cho sinh viên CNTT có kỹ năng tốt !!! .

Miễn Phí Wifi Ở Đà Nằng

Miễn Phí Wifi Ở Đà Nằng Được Truy Cập 60 phút/Lần.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Giáo Trình Photoshop

Chưa bao giờ học Photoshop dễ đến thế , có thể học ở tại nhà.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Quản Lý Quán Rưu_ Lập trình javar

Chương Trình Quản Lý Quán Rươu.
Chương trinh quản lý quán rượu cơ bản cho người mới học lập trình Javar

Link tải: https://drive.google.com/open?id=0B_5KHFI8OfKCNWI5SllPTXRpV0E

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Không thiếu việc làm cho sinh viên CNTT có kỹ năng tốt

Không thiếu việc làm cho sinh viên CNTT có kỹ năng tốt !!!
Các doanh nghiệp đều muốn ổn định hoặc cắt giảm nhân sự trong thời kì kinh tế khó khăn, nhưng những vị trí việc làm tốt trong ngành công nghệ thông tin vẫn còn nhiều cho những sinh viên vững về công nghệ, có kĩ năng mềm và định hướng rõ ràng.
Thời gian gần đây, số lượng tuyển dụng trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) nhìn chung ít hơn, nhưng nhiều công ty cho biết, họ vẫn có nhu cầu tương đối cao. Có vẻ thị trường lao động ngành này không bị ảnh hưởng nhiều như các ngành khác.
Bà Lâm Thị Lan Hương, phụ trách tuyển dụng của Công ty USOL Việt Nam cho biết "Đây là thời kì ổn định nhân sự nên chúng tôi không có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tuyển dụng cho những vị trí trống do nghỉ việc, chuyển việc, đồng thời do công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động sang mảng thiết kế nên chúng tôi có nhu cầu tuyển thêm cho mảng mới này".
Do vậy, nhu cầu tuyển dụng năm nay của USOL Việt Nam khoảng 100 người. So với các năm trước, con số này bằng 2/3.
Trong khi đó, bà Mạnh Thị Hà Phương, phụ trách nhân sự Công ty Gameloft Việt Nam nhận định, năm nay là thời điểm suy thoái kinh tế nặng, nhưng cũng không hẳn là khe cửa việc làm cho các bạn sinh viên CNTT mới ra trường bị “hẹp” lại. Hiện tại, Gameloft vẫn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự về lập trình, game tester… để đáp ứng nhu cầu mở rộng của công ty.
Nhiều chuyên gia nhận định, tuy nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT có giảm đôi chút so với các năm trước nhưng CNTT vẫn là ngành “ít bị ảnh hưởng” do suy thoái nhất. Thậm chí, sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của CNTT đang mở ra cánh cửa lớn hơn cho sinh viên ngành này.
Ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Hệ thống đào tạo Aprotrain Aptech cho rằng đợt suy thoái kinh tế lần này khác hẳn so với đợt trước. Cách đây vài năm, CNTT còn là lựa chọn xa xỉ đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp và đợt khủng hoảng năm 2008 khiến nhân lực CNTT bị cắt giảm nhiều. Nhưng một số chính sách mới đã tác động nhiều đến nhận thức trong xã hội về CNTT, đặc biệt là ý thức coi CNTT là "hạ tầng của hạ tầng". CNTT đã dần có vị trí quan trọng không thể thiếu trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Ngay cả khi kinh tế khó khăn, nhiều tổ chức vẫn xác định phải duy trì hệ thống CNTT song song với hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, "thay vì làm việc trong các doanh nghiệp CNTT, nhiều bạn sinh viên vẫn tìm thấy những cơ hội việc làm tại các công ty có ứng dụng CNTT hoặc trở thành chuyên gia phát triển phần mềm độc lập (freelancer)", ông Tuấn Anh chia sẻ.
Qua quan sát, sinh viên ngành CNTT hiện nay khá dễ dàng kiếm được việc làm bán thời gian như thiết kế web, quản trị mạng, lập trình, kiểm thử... chỉ sau 1 năm học kiến thức chuyên ngành.
Ngô Thu Huyền, một học viên Aprotrain Aptech vừa nhận bằng tốt nghiệp cho biết em đi làm từ khi kết thúc năm thứ nhất. Và đến nay, sau khi đi làm được một năm (trùng với thời điểm hoàn thành khóa học), thu nhập của em đã tăng lên 200% (đạt khoảng 10 triệu đồng) so với khởi điểm, và đã chuyển từ vị trí lập trình viên ban đầu sangkỹ sư cầu nối. Huyền chia sẻ: “Qua quá trình làm việc thực tế cũng như nhìn vào tương lai của ngành CNTT, em thấy vững tâm về công việc của mình”.
Thực tế của Huyền cũng là kinh nghiệm cho nhiều bạn sinh viên khác khi muốn tìm việc làm. Theo ông Chu Tuấn Anh, sinh viên CNTT cần có việc làm từ trước khi đi làm chính thức để khi vào môi trường chuyên nghiệp thì có thể bắt nhịp được ngay.
Một lời khuyên khác, theo bà Phương, dù khi nhu cầu tuyển dụng cao hay thấp, điều quan trọng là các bạn sinh viên phải định hướng rõ ràng xem mình muốn làm mảng nào. Công ty Gameloft cũng có những buổi hội thảo, huấn luyện để sinh viên hiểu hơn về các vị trí công việc tại công ty.
“Chúng tôi thường chọn những sinh viên biết mình muốn làm gì và biết mình có thể làm được gì”, bà Phương nhấn mạnh.
Còn bà Hương thì chia sẻ: “Tại USOL, chúng tôi cũng ưu tiên những sinh viên có sự khác biệt, chẳng hạn chúng tôi trả lương cao hơn hơn cho những sinh viên CNTT biết tiếng Nhật”.
Tất nhiên, kiến thức chuyên môn là rất cần thiết bởi đây là nền tảng giúp các bạn phát triển nghề nghiệp về sau. Ngoài ra, có một số tiêu chí khác như khả năng hòa đồng, làm việc theo nhóm… Với hành trang như vậy, sinh viên ngành CNTT có thể tự tin về tương lai việc làm của mình ngay cả trong tình hình khủng hoảng
Theo PCWorld VN

GiaoTrinh - lap trinh c++

Giáo trình lập trình C++ cho những người mới học:
lập trình C++
C là một ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ gọn vận hành gần với phần cứng và nó giống với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc cao. Hơn thế, C đôi khi được đánh giá như là "có khả năng di động", cho thấy sự khác nhau quan trọng giữa nó với ngôn ngữ bậc thấp như là Assembler, đó là việc mã C có thể được dịch và thi hành trong hầu hết các máy tính, hơn hẳn các ngôn ngữ hiện tại trong khi đó thì Assembler chỉ có thể chạy trong một số máy tính đặc biệt. Vì lý do này C được xem là ngôn ngữ bậc trung.
C đã được tạo ra với một mục tiêu là làm cho nó thuận tiện để viết các chương trình lớn với số lỗi ít hơn trong mẫu hình lập trình thủ tục mà lại không đặt gánh nặng lên vai người viết ra trình dịch C, là những người bề bộn với các đặc tả phức tạp của ngôn ngữ. Cuối cùng C có thêm những chức năng sau:
  • Một ngôn ngữ cốt lõi đơn giản, với các chức năng quan trọng chẳng hạn như là những hàm hay việc xử lý tập tin sẽ được cung cấp bởi các bộ thư viện các thủ tục.
  • Tập trung trên mẫu hình lập trình thủ tục, với các phương tiện lập trình theo kiểu cấu trúc.
  • Một hệ thống kiểu đơn giản nhằm loại bỏ nhiều phép toán không có ý nghĩa thực dụng.
  • Dùng ngôn ngữ tiền xử lý, tức là các câu lệnh tiền xử lý C, cho các nhiệm vụ như là định nghĩa các macro và hàm chứa nhiều tập tin mã nguồn (bằng cách dùng câu lệnh tiền xử lý dạng #include chẳng hạn).
  • Mức thấp của ngôn ngữ cho phép dùng tới bộ nhớ máy tính qua việc sử dụng kiểu dữ liệu pointer.
  • Số lượng từ khóa rất nhỏ gọn.
  • Các tham số được đưa vào các hàm bằng giá trị, không bằng địa chỉ.
  • Hàm các con trỏ cho phép hình thành một nền tảng ban đầu cho tính đóng và tính đa hình.
  • Hỗ trợ các bản ghi hay các kiểu dữ liệu kết hợp do người dùng từ khóa định nghĩa struct cho phép các dữ liệu liên hệ nhau có thể được tập hợp lại và được điều chỉnh như là toàn bộ.
Một số chức năng khác mà C không có (hay còn thiếu) nhưng có thể tìm thấy ở các ngôn ngữ khác bao gồm:
Mặc dù C còn thiếu nhiều chức năng hữu ích nhưng lý do quan trọng để C được chấp nhận vì nó cho phép các trình dịch mới được tạo ra một cách nhanh chóng trên các nền tảng mới và vì nó cho phép người lập trình dễ kiểm soát được những gì mà chương trình (do họ viết) thực thi. Đây là điểm thường làm cho mã C chạy hiệu quả hơn các ngôn ngữ khác. Thường thì chỉ có ngôn ngữ ASM chỉnh bằng tay chạy nhanh hơn (ngôn ngữ C), bởi vì ASM kiểm soát được toàn bộ máy. Mặc dù vậy, với sự phát triển các trình dịch C, và với sự phức tạp của các CPU hiện đại, C đã dần thu nhỏ khoảng cách khác biệt về vận tốc này.
Một lý do nữa cho việc C được sử dụng rộng rãi và hiệu quả là do các trình dịch, các thư viện và các phần mềm thông dịch của các ngôn ngữ bậc cao khác lại thường được tạo nên từ C.

Giáo Trình Nhập môn lập trình

Học lập trình chưa bao giờ dễ đến thế : 
Giáo trình nhập môn lập trình của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên 
nhập môn lập trình


Tự học crack phần mềm tại nhà -

Chắc các bạn cũng biết softfreevn.com là một website cung cấp các phần mềm miễn phí, và crack, keygen… để dụng miễn phí các phần mềm thương mại. Hôm nay softfreevn.com giới thiệu tới bạn một tài liệu giúp bạn tự crack lấy các phần mềm cho mình và theo cách của mình.

Như các bạn đã biết, softfreevn.com đã ra đời được hơn 3 năm, mặc dù đã có một kho khổng lồ các phần mềm, công cụ, crack, keygen… tuy nhiên do thời gian lưu trữ file có hạn hơn nữa phần mềm mỗi ngày được nâng cấp và phát triển mới nên softfreevn.com cũng sẽ không thể cung cấp hết các được. Vì thế, softfreevn.com luôn mong muốn sự đóng góp của các bạn cho softfreevn.com nói riêng và cộng đồng IT nói chung các tool crack, keygen….

Bằng tài liệu sau đây, phần nào giúp bạn tìm hiểu về việc crack phần mềm dễ dàng hơn:

Tự học bẻ khóa miễn phí phần mềm 


Thi và xét tuyển đại học, cao đẳng có gì mới trong năm 2016 ?

Ngày 22/10, tại 5 điểm cầu trực tuyến, Bộ GD & ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2014 - 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 khối ĐH, CĐ. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự và phát biểu ý kiến. Vấn đề tự chủ tuyển sinh, thay đổi thời gian tuyển sinh, quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong giáo dục đại học đã được bàn thảo tại hội nghị.
Thi đại học 2016 sẽ được tổ chức vào tháng 6
Bộ GD&ĐT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nghiêm túc rút kinh nghiệm, cầu thị tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà giáo và toàn xã hội, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tổ chức kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 theo hướng về cơ bản giữ ổn định như năm 2015 với một số điều chỉnh phù hợp.
Công tác tuyển sinh sẽ có nhiều cải tiến trong năm 2016.  Ảnh: Thiện Hoàng.
Cụ thể, kì thi năm 2016 dự kiến tổ chức trong 3 ngày 13, 14, 15 tháng 6. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tổ chức cụm thi tỉnh và cụm thi liên tỉnh như năm 2015 với một số điều chỉnh phù hợp với thực tiễn; tăng cường phối hợp, hỗ trợ của các trường ĐH; thí sinh ở các vùng giáp ranh giữa các cụm thi được linh hoạt lựa chọn cụm thi thuận tiện; các vùng đặc thù có nhiều khó khăn sẽ xem xét để đặt các điểm thi tạo thuận lợi cho thí sinh.
Đề thi tiếp tục được ra theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa tốt hơn để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, đáp ứng mục tiêu của kì thi. Bổ sung, nâng cấp để hoàn thiện hệ thống phần mềm trên nguyên tắc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của kì thi, nhất là ở các khâu đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, sẵn sàng đáp ứng cho kì thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành việc chấm thi và lên điểm, các cụm thi cập nhật dữ liệu điểm thi vào hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT; tăng thêm các cổng công bố kết quả thi để tạo thuận lợi cho thí sinh, khắc phục tình trạng nghẽn mạng như vừa qua.
Về công tác tuyển sinh năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh chế độ ưu tiên cho phù hợp với các quy định hiện hành và thực tiễn. Các trường thực hiện phương án tuyển sinh riêng tiếp tục xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Công tác tuyển sinh ĐH, CĐ dựa trên kết quả thi THPT quốc gia có một số điều chỉnh theo hướng tăng quyền tự chủ cho các nhà trường. Dự kiến sau khi có kết quả thi, các trường ĐH, CĐ tự chủ tổ chức tuyển sinh. Bộ GD&ĐT quy định thời gian bắt đầu và thời gian báo cáo kết quả tuyển sinh; quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm. Bộ có thể qui định các đợt xét tuyển trên cơ sở các mức điểm khác nhau của thí sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp để giảm rủi ro cho thí sinh và giảm thí sinh ảo cho các trường, mỗi đợt từ 5-7 ngày.
Các cơ sở đào tạo có thể quy định hình thức, điều kiện, thời gian đăng ký xét tuyển của thí sinh; các nhóm trường (đặc biệt là nhóm khoảng 30 trường ĐH có sức hút thí sinh mạnh mẽ nhất năm 2015) có thể tự nguyện phối hợp với nhau thực hiện tuyển sinh bằng phần mềm xét tuyển và cơ sở dữ liệu thí sinh đăng ký chung vào nhóm trường này để giảm ảo, tạo thuận lợi cho cả thí sinh và nhà trường.
Tuyển sinh phải tôn trọng tự chủ của các trường
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, năm học vừa qua cả ngành giáo dục nói chung, đặc biệt là khối ĐH, CĐ đã thực hiện được nhiều việc theo tinh thần nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT, có những việc đem lại kết quả rõ rệt, đã nỗ lực, đã đi đúng hướng và cần làm mạnh hơn.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: Thời gian tới, cần có những cuộc làm việc nghiêm túc bàn từng vấn đề: Thi cử, tự chủ đại học, phân tầng xếp hạng... với sự tham gia của các bộ, ban, ngành có liên quan, các tổ chức nghề nghiệp và các hiệp hội cùng những người trực tiếp làm công tác này.
Năm 2016 tuyển sinh sẽ tăng mạnh tự chủ cho các trường, đảm bảo quyền lợi thí sinh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: Bộ GĐ&ĐT khẩn trương làm các thủ tục cần thiết để trình Thủ tướng nội dung về hệ thống giáo dục quốc dân. Sau đó ban hành sớm khung trình độ quốc gia. Được biết Bộ GD&ĐT đã trình đề án, nhưng Bộ không cần đợi hoàn thiện đến mức cuối cùng, có thể gửi ngay từ bây giờ để các trường đóng góp, trên tinh thần phải theo xu hướng quốc tế.
Phó Thủ tướng khẳng định: “Tự chủ đại học là xu thế. Vừa qua, qua nhiều tranh luận đã thí điểm được 12 trường tự chủ, tới đây sẽ tiếp tục rà soát. Tôi mong rằng các trường thay vì đề nghị có lộ trình phù hợp thì hãy đề nghị có cơ chế cho từng đối tượng… Tự chủ đại học không chỉ là tự chủ về tài chính, mà cả ở tổ chức, nhân sự, chính vì thế phải có đề án xây dựng cụ thể. Không nên hiểu cực đoan tự chủ là mình làm hết, Nhà nước buông tay. Cần có hội nghị bàn sâu để hiểu đúng bản chất của tự chủ đại học, sau đó sẽ tiến hành làm”.
Về vấn đề thi và tuyển sinh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị có một cuộc riêng, chi tiết, cụ thể. Hiện tại chưa đưa ra quyết định cuối cùng nhưng khẳng định với nhân dân: Nhất định kỳ thi năm tới kế thừa những cái được năm nay, khắc phục những cái chưa được để có một kỳ thi công bằng, trung thực, nghiêm túc. Đặc biệt, sẽ thi riêng, tuyển sinh riêng. Tuyển sinh ĐH phải trên tinh thần tự chủ ĐH. Các ĐH phải nâng cao quyền tự chủ của mình. Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra những quy định tối cần thiết, đảm bảo công bằng cho học sinh, tôn trọng quyền tự chủ của các trường.
Chỉ nên cho thí sinh đăng ký 1 trường trong đợt 1 xét tuyển
Tại các điểm cầu như Đà Nẵng, đa số các đại biểu đề nghị tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, điều chỉnh một số vấn đề kỹ thuật để tuyển sinh ĐH, CĐ tốt hơn; khuyến khích thí sinh đăng ký trực tuyến; rút ngắn thời gian xét tuyển; các trường ĐH top trên nên có điểm chuẩn cao hơn để phân tầng; có ý kiến đề nghị bỏ phần thi tự luận ở bài thi Ngoại ngữ; nên có hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng ưu tiên.
Công tác xét tuyển cần phải khắc phục một số vấn đề: Ứng dụng mạnh mẽ thông tin, hạ tầng thông tin đồng bộ. Phối hợp giữa các trường về định mức ngưỡng nhận hồ sơ, phối hợp với Sở GD&ĐT trong công tác tổ chức thi. Cần phân hóa đề thi rõ ràng hơn nữa.
Điểm cầu Nghệ An đề xuất, việc công bố điểm kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT nên giao cho các trường ĐH và các Sở, từ đó chia bớt gánh nặng với Bộ. Về các đợt xét tuyển, đợt 1 nên giữ lại và chỉ cho thí sinh nộp ở 1 trường duy nhất, tránh tình trạng thí sinh ảo. Bộ GD&ĐT xem xét điểm ưu tiên trong tuyển sinh ĐH, hiện nay ưu tiên cách nhau 0,5 điểm là khá cao, cần nghiên cứu rút ngắn lại để đảm bảo công bằng cho thí sinh.
Thu Phương

Thất nghiệp ngày càng tăng?

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2015, cả nước có trên 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm 20% tổng số lao động thất nghiệp.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chúng ta đang đào tạo những ngành nghề và kỹ năng nhà trường có chứ không đào tạo ngành nghề xã hội cần. Trong khi đó, thị trường lao động vẫn luôn “khát” nhân sự, đặc biệt ở nhóm có chuyên môn cao và thợ kỹ thuật lành nghề. 
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, năm 2015, Trung tâm có 23.192 người đăng ký tìm việc tại Trung tâm và qua các Ngày hội việc làm, phiên giao dịch việc làm. Trong đó có 55% là lao động có trình độ cao đẳng, đại học. Tỉ lệ Trung tâm giới thiệu và cung ứng việc làm cho lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 29% trong tổng số 4.630 người được giới thiệu, cung ứng việc làm.
Lý giải việc chỉ có hơn một nửa số cử nhân đến Trung tâm tìm được việc làm, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Thực tế vài năm trở lại đây cho thấy, hiện tượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng tới đăng ký tìm việc ngày càng khó kiếm được việc làm như mong muốn.
Trong số này, có một lực lượng có trình độ đại học, cao đẳng phải chấp nhận làm việc trái ngành nghề, không đáp ứng với trình độ đã được đào tạo và nguyện vọng của bản thân. Thậm chí, có một nghịch lý hết sức phổ biến tại trung tâm là lao động phổ thông và công nhân dễ tìm việc hoặc tìm được những công việc có thu nhập cao. Trong khi đó, lao động có trình độ đại học, cao đẳng lại khó xin việc hơn bởi tâm lý kén chọn, quá kỳ vọng nhiều vào tấm bằng đại học mà mình đang có.
của gia đình và xã hội.Ảnh minh họa. Cũng theo chia sẻ của bà Trinh, nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng nhiều là do trong nhiều năm qua công tác tuyên truyền tư vấn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp chưa đạt yêu cầu, cộng với nếp suy nghĩ đã trở thành “truyền thống” của xã hội đã tạo cho một bộ phận thanh niên không có khả năng vào đại học nhưng vẫn quyết tâm vào đại học bằng mọi giá. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo của một số trường cao đẳng, đại học chưa tốt, số tiết thực hành của sinh viên không cao, thiếu các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, làm việc nhóm, giao tiếp… Hệ quả là sau khi tốt nghiệp sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc rất khó khăn trong khi yêu cầu của thị trường lao động đang biến đổi từng ngày. Chỉ tiêu đào tạo, các ngành học, quá trình dạy và học chưa gắn với thực tiễn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến đào tạo thừa sinh viên các ngành học mà xã hội cần ít và ngược lại. Về nguyên nhân chủ quan, bà Trinh cho rằng, đa phần thanh niên chưa đánh giá đúng kỹ năng, sở trường, sở đoản của bản thân nên dẫn đến lúng túng trong quá trình lựa chọn hệ học, ngành học, việc chọn nghề theo mong muốn của cha mẹ, a dua theo bạn bè mà không căn cứ vào khả năng bản thân và nhu cầu của xã hội, dẫn đến sai lầm ngay trong bước đi đầu tiên của quá trình lựa chọn nghề nghiệp.


Từ phía nhà tuyển dụng, bà Trần Thị Thúy Nga, cố vấn nhân sự cấp cao Công ty Misa cho rằng: Qua thực tiễn công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Misa cho thấy, có tới 90% sinh viên phỏng vấn xin việc thiếu các kỹ năng mềm mà doanh nghiệp cần. Điều này cho thấy, đang có độ vênh khá lớn giữa nhu cầu của doanh nghiệp với thực tế mà các nhà trường đào tạo. Cũng theo bà Nga, để tăng cường kỹ năng mềm cho sinh viên năm cuối, chương trình học tập tại các trường cần gắn kết lý thuyết với thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tập sớm tại các doanh nghiệp từ năm thứ 2. Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó Giám đốc Ngân hàng Standard nhấn mạnh thêm: Sinh viên mới ra trường hiện nay thường nghĩ đến những điều rất to tát, lý tưởng hóa nên có tâm lý “kén cá chọn canh”, ngại làm những việc nhỏ bé, thậm chí là lặt vặt. Trong khi đó, thực tiễn lại chứng minh rằng, 3-5 năm đầu tiên sau khi ra trường là thời gian “vàng” để người trẻ hết mình với đam mê và xem nghề nghiệp đó có phù hợp bản thân không. Thừa nhận thực trạng khủng hoảng nhân sự, đặc biệt là tình trạng cử nhân thất nghiệp đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, ông Trần Văn Vinh, Giám đốc phụ trách khối đào tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi cho rằng: Thực tế này đòi hỏi các trường đại học cần phải xem xét lại chương trình đào tạo lẫn mô hình đào tạo của chính mình để điều chỉnh cho phù hợp hơn với những đòi hỏi từ thị trường lao động. Để giải quyết bài toán này, theo ông Vinh, hiện nay có một số trường đại học trong nước đang chuyển đổi mô hình đào tạo từ đại học hàn lâm sang đại học ứng dụng - mô hình đào tạo tiên tiến được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển. Theo mô hình này, sinh viên sẽ học 30% lí thuyết trên giảng đường, 70% phần kiến thức còn lại sẽ là trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Với việc áp dụng mô hình đại học ứng dụng, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập, làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất. “Việc đào tạo sinh viên trở thành những con người toàn diện là mục tiêu cốt lõi của mô hình đại học ứng dụng. Ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, thành thạo ngoại ngữ, sinh viên còn được trang bị thêm 15 kỹ năng mềm và kỹ năng hội nhập. Mô hình đại học ứng dụng đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có việc làm với thu nhập cao và cơ hội thăng tiến tốt cho tương lai”, ông Vinh cho hay.
                                                                                                                                           Viet Bao.vn (Theo Công an Nhân dân >>>)

Ngành học dễ xin việc nhất trong những năm tới

Để chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân, dễ xin việc khi ra trường, đồng thời điểm chuẩn không quá cao đó là mong muốn của đa số các em học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, để chọn được ngành phù hợp không phải đơn giản.


Chúng tôi xin giới thiệu với các bậc phụ huynh và các em học sinh một số ngành dễ xin việc trong vòng 4 năm đến để các em tham khảo.

Nhóm ngành điện – điện tử: Dễ xin việc

Tốt nghiệp nhóm ngành điện - điện tử sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào đời sống hàng ngày.


Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống điện – điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn, hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp sửa chữa điện, thiết bị gia dụng, đồ dùng cho người dân.

Điểm chuẩn nhóm ngành điện - điện tử không quá cao, ở các đợt tuyển sinh ĐH các năm trước, nhóm ngành này chỉ dao động từ 14 đến 21 điểm. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, nhóm ngành điện – điện tử rất thích hợp cho những em học sinh vùng sâu, vùng xa nơi đang từng bước phát triển kinh tế, khi ra trường các em cũng không cần sự quen biết để xin việc mà các công ty luôn chú trọng đến kiến thức, năng lực của sinh viên.

Nhóm ngành nông – lâm – ngư: Ổn định

Trong các đợt tuyển sinh những năm trước cho thấy, ngành nông – lâm – ngư rất ít được thí sinh quan tâm, tuy nhiên ngành nông lâm là ngành học có rất nhiều cơ hội kiếm việc bởi Nhà nước đầu tư rất lớn vào ngành này để thúc đẩy sản xuất.

Nhóm ngành này có rất nhiều ngành khác nhau như quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chăn nuôi, thú ý, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,… Điều dễ nhận thấy ở các thí sinh và phụ huynh không muốn cho con học ngành này vì cho rằng, học 4 năm mà ra làm nông dân.

Tuy nhiên, nếu hiểu đúng về nhóm ngành này sinh viên ra trường sẽ rất dễ xin việc, bởi vì theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông - lâm - ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Sinh viên ra trường không phải làm các công việc ở ngoài đồng lúa hay trên rừng mà chỉ làm các công việc nghiên cứu, chế tạo.

Điểm trúng tuyển nhóm ngành nông – lâm – ngư cũng không cao, chỉ dao động ở mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT, chỉ riêng ngành công nghệ sinh học có điểm trúng tuyển cao nhất là 17 điểm.

Nhóm ngành Công nghệ: Mới nhưng hấp dẫn

Trong nhóm ngành công nghệ có 2 ngành được các thí sinh quan tâm nhất đó là ngành công nghệ thực phẩm và ngành công nghệ môi trường, tuy nhiên ngoài cái tên ngành học đang “hot” thì không ít thí sinh vẫn chưa biết nhóm ngành này ra trường sẽ làm gì.

Đối với ngành công nghệ thực phẩm, tân cử nhân sẽ làm việc ở những nơi có liên quan đến vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học.

Đối với ngành công nghệ môi trường, tân cử nhân có thể thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt - chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.

Cử nhân ngành công nghệ môi trường còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.

Đúng như nhận định của các thí sinh, hiện nay hai ngành học này đang rất “hot” và rất có triển vọng về việc làm trong các năm tới. Chính vì vậy, điểm chuẩn của ngành này cũng khá cao, dao động từ 18 – 21 điểm.

Nhóm ngành xã hội: Hoàn toàn có thể có thu nhập cao

Ngoài  ngành báo chí và luật ra thì hiện nay, xu hướng của thí sinh trong việc chọn ngành, nghề đều “né” các ngành xã hội vì cơ hội việc làm sau khi ra trường ít, tỷ lệ thất nghiệp nhiều. Tuy nhiên, lãnh đạo của nhiều ngành xã hội cho biết, nhiều ngành xã hội đang khan hiếm nguồn nhân lực.

Một số ngành xã hội có nhiều triển vọng về việc làm trong các năm tới như ngành Quốc tế học, Đông phương học, ngành Hán Nôm, Việt Nam học, du lịch, văn hóa, xuất bản… Khi học các ngành này, sau khi ra trường sinh viên sẽ được làm tại các Viện nghiên cứu, các hội, sở ban ngành của Nhà nước hoặc cũng có thể làm giảng viên tại các Trường đại học.

Ngành xã hội hiện nay đang rất cần nhân lực có chất lượng vì đa số thí sinh giỏi đều có ý định theo học các ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng,… Do đó, nếu có niềm đam mê ngành và có năng lực học tập tốt, chắc chắn sinh viên ra trường sẽ được có việc làm như mong muốn.

Cụ thể như với ngành du lịch, trong quá trình học tập sinh viên học thêm nhiều ngoại ngữ khác nhau thì tỷ lệ có việc làm ở những công ty du lịch lữ hành lớn, được đi hướng dẫn du lịch nước ngoài với số lương cao hơn các ngành kinh tế là chuyện hết sức bình thường.

Với một số ngành xã hội khác cũng vậy, nhiều thí sinh cứ tưởng học ngành xã hội ra trường chỉ được làm việc ở Nhà nước với số lương hàng tháng thấp nhưng khi xin vào cũng cần phải quen biết. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai vì sinh viên học các ngành này hoàn toàn có thể làm ở những công ty có các hoạt động như tổ chức sự kiện, tổng hợp, xuất bản,…

Ngành Xây dựng: Việc làm nhiều

Nhiều thí sinh cho rằng học ngành xây dựng khi ra trường sẽ làm việc ngoài nắng, ít được xã hội kính trọng. Tuy nhiên, đây là ngành hiện được xã hội rất quan tâm do nhu cầu xây dựng công trình, xí nghiệp, nhà cửa ngày càng nhiều.

Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư, có thể đảm nhận các công việc ngoài công trường, trong công xưởng hoặc trong văn phòng.

Công việc ngoài công trường bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công, thợ đào - đắp đất, đóng - ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường...

Công việc trong văn phòng như chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công.

Đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội nhưng muốn làm giàu thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.

Theo nhận định của các chuyên gia Giáo dục, để có một việc làm tốt sau này, thí sinh không nên đua theo các ngành nghề “cao sang” mà nên chọn nghề phù hợp với mình. Vì có phù hợp với khả năng của mình thì mình mới có thể học giỏi. Vì có thích thì mới học tốt và hẳn nhiên cơ hội việc làm sau tốt nghiệp luôn dành cho những ai có kết quả học tập tốt nhất.


 Thu Thảo - HuongNghiep24h
Theo vnmedia.vn

Cách gõ tắt nhanh sử dụng phần mềm Unikey


Cách gõ tắt nhanh sử dụng phần mềm Unikey. Bạn có thể sử dụng các ký tự để thay thế cho một cụm từ giúp bạn soạn thảo văn bản nhanh hơn.

Việc sử dụng các bảng gõ tắt được những người soạn thảo văn bản chuyên nghiệp sử dụng để tiết kiệm thời gian soạn thảo với những từ, cụm từ thường xuyên được lặp lại. Nếu bạn cũng thường xuyên phải soạn thảo văn bản thì nên tìm hiểu thủ thuật này.

Hướng dẫn cách gõ tắt nhanh sử dụng phần mềm Unikey


Bước 1: Nhấn chuột phải lên biểu tượng của phần mềm Unikey trên thanh taskbar (nếu không có thì nhấn nút ∧). Nhấn chuột tiếp vào phần  Bật tính năng gõ tắt  để hiện dấu tích √ bên trái dòng dòng như hình dưới là được.
Bước 2: Tiếp tục nhấn chuột phải lên biểu tượng của phần mềm Unikey trên thanh taskbar chọn Soạn bảng gõ tắt .
Bước 3: Nhập khung  thay thế  (ký tự viết tắt) và  bởi  (từ, cụm từ muốn viết tắt) rồi nhấn nút Thêm .
Ví dụ: mình muốn viết tắt thuthuattienich bằng các ký tự ttti thì mình sẽ nhập khung Thay thế là ttti, Bởi là thuthuattienich.
Bước 4: Nhập xong các từ, cụm từ muốn gõ tắt xong bạn nhấn nút  Lưu .
Bước 5: Vậy là bạn đã thiết lập xong bảng gõ tắt rồi đó. Công thức gõ tắt như sau:
Thay thế + Phím dấu cách (Space) hoặc phím Enter = Bởi